Hướng dẫn chủ đầu tư lựa chọn các phương pháp thi công tối ưu cho kết cấu cầu cảng
Phương pháp thi công như thế nào thì được gọi là tối ưu?
Chủ đầu tư thường rất khó lựa chọn phương pháp thi công hợp lí giữa hàng loạt các phương pháp mà đơn vị tư vấn thiết kế sửa chữa đưa ra. Theo NECON, một phương án sửa chữa tối ưu sẽ vừa đạt tiêu chí khắc phục hiệu quả hư hỏng, lại vừa có mức chi phí hợp lí nằm trong mức độ chi trả được của chủ đầu tư. Việc lựa chọn một phương án sửa chữa hợp lí, nhanh chóng, nhất quán sẽ rút ngắn được thời gian thiết kế phương án, thời gian thi công, giảm đáng kể hậu quả của sự xuống cấp công trình, lại tiết kiệm ngân sách dành cho chủ đầu tư. Hôm nay NECON sẽ hướng dẫn chủ đầu tư lựa chọn phương pháp tối ưu dành cho từng loại cấu kiện hư hỏng, mức độ hư hỏng và khả năng tài chính.
Đối với hư hỏng cọc cầu cảng
Theo kinh nghiệm của NECON, khi cọc cầu cảng bị nứt, vỡ, lộ cốt thép, chủ đầu tư có thể lựa chọn phương pháp bọc sợi thủy tinh/ sợi carbon hoặc phun vữa cường độ cao:
Với cọc tròn: Bắt buộc bọc cọc bằng sợi thủy tinh (Pilemedic, Tyfo Fibrwrap, Pilejax, Auspreg…) nếu hư hỏng dưới mực nước trung bình, bọc cọc bằng sợi carbon (Torayca) nếu hư hỏng trên mực nước trung bình. Điều này là bắt buộc cho dù cọc có bị gãy hay không gãy, sau đó đổ vữa cường độ cao lấp đầy phía bên trong tấm bọc cọc. Mực nước trung bình được tính toán dựa trên báo cáo kiểm định định kỳ hoặc kiểm định nâng cấp của cầu cảng đó.
Với cọc vuông: Nếu cọc chỉ nứt, vỡ không đáng kể nên phun vữa cường độ cao để tiết kiệm chi phí (vữa Estopatch, vữa Denka Spreech Ace…), sau đó sơn chống xâm thực và ăn mòn. Nếu cọc gãy cần gia cố lại cốt thép trước khi bọc cọc và phun vữa gia cường.
Minh họa thi công bọc sợi thủy tinh gia cường cọc
Đối với hư hỏng dầm, bản cầu cảng
Sau khi khảo sát, sửa chữa nhiều cầu cảng dọc Việt Nam, NECON nhận thấy có hai phương án dành cho chủ đầu tư có thể lựa chọn tùy theo mức độ tài chính và ý muốn của chủ đầu tư:
- Chi phí cao hơn, siêu bền |(8-10 năm), ít can thiệp bảo trì : Sửa chữa dầm, bản bằng phương pháp phun vữa cường độ cao không co ngót, sau đó gia cường kết cấu bằng cách dán sợi carbon (Torrayca,…)
- Chi phí thấp hơn, khá bền (khoảng 5 năm), có thể cần can thiệp bao trì dù không thường xuyên: Sửa chữa dầm, sửa chữa bản bằng phương pháp phun vữa cường độ cao, sau đó quét lớp sơn chống xâm thực, chống ăn mòn lên bề mặt cấu kiện.
Minh họa thi công phun vữa polymer
Minh họa trình tự thi công vữa phun
Bước 1: Trộn vữa
Bước 2: Xả vữa vào máy bơm
Bước 3: Đẩy vữa từ máy bơm vào đường ống phun
Bước 4: Phun vữa
Bước 5: Hoàn thiện bề mặt
Trong quá trình thi công sửa chữa một số cầu cảng Việt Nam NECON nhận thấy các phương pháp truyền thống trám, vá, bít vết nứt bằng vữa thông thường chỉ có tác dụng gia cố cấu kiện trong thời gian ngắn. Nếu chủ đầu tư cân nhắc về lâu dài: chi phí sửa chữa trong những năm kế tiếp, bảo trì, va chạm hư hỏng do đâm va…thì NECON có lời khuyên chủ đầu tư nên chọn các phương pháp đã giới thiệu phía trên đây.