DỰ ÁN
Project Description
Sửa chữa cảng Cửa Lò
5 4 votes

Sửa chữa kết cấu hạ tầng cảng Cửa Lò

Cảng Cửa Lò được dự kiến thi công sửa chữa bởi NECON vào tháng 4 năm 2018

Cảng Cửa Lò là dạng bến liền bờ gồm có 4 bến với tổng chiều dài là 656m.

Hiện trạng hư hỏng cầu cảng

Tổng quát hiện trạng cầu tàu như sau:

– Bến số 1, 2 có chiều dài là 320m, bến 3, 4 có chiều dài là 336m, tuyến bến đảm bảo độ thẳng hàng giữa các bến và giữa các phân đoạn bến.

– Hệ thống đệm va tàuĐệm va tàu cầu cảng mới được đầu tư nâng cấp, thay mới để đảm bảo khai thác cho cỡ tàu nâng cấp. Hiện trạng đệm va tàu nhìn chung còn tương đối tốt, đảm bảo các điều kiện khai thác.

– Hệ thống bích neo tàu: Cầu tàu sử dụng bích neo gang đúc 60T. Về cơ bản hệ thống bích neo tàu còn tương đối tốt, liên kết với cầu tàu chắc chắn. Một vài bích neo đã bị han rỉ cần được sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên.

– Hệ thống dầm mũ, tường mặt tổng thể về cơ bản còn tương đối tốt, đảm bảo điều kiện chịu lực, khai thác. Một vài vị trí xuất hiện nứt vỡ làm lộ cốt thép chủ, đây là những hư hỏng nhỏ, có tính chất cục bộ, phân bố rải rác trong công trình. Hiện tại, tuy không ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu lực nhưng cần có biện pháp sửa chữa để đảm bảo các hư hỏng không phát triển thêm dẫn đến mức độ nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình.

Cụ thể trên tường mặt, dầm mũ xuất hiện các hư hỏng lớn.

Đánh giá hiện trạng hư hỏng

necon-hien-trang-hu-hong-cang-cua-lo

Nhìn chung các hư hỏng hiện chưa ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu lực tổng thể. Tuy nhiên, từ phạm vi hư hỏng, cốt thép bị mất lớp bê tông bảo vệ sẽ chịu ăn mòn trực tiếp từ môi trường, dẫn đến nhanh chóng bị han gỉ, ăn mòn, đứt gãy, các hư hỏng cốt thép này sẽ lan truyền theo thanh thép và gây tác động lên phần kết cấu chưa bị hư hỏng. Cốt thép xung quanh phạm vi hư hỏng bị ăn mòn sẽ tạo ra nội ứng suất, dẫn đến tách bê tông khỏi cốt thép, làm mất lớp bê tông bảo vệ, qua đó lan truyền hư hỏng ra xung quanh, các hư hỏng sẽ phát triển mở rộng và trở lên nghiêm trọng hơn, dần gây ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu lực kết cấu.

Như vậy, để đảm bảo khả năng chịu lực theo thiết kế, hạn chế các hư hỏng phát triển mở rộng, đảm bảo tuổi thọ công trìnhan toàn cho công trình, các hư hỏng hiện hữu cần được sửa chữa, khắc phục.

Phương án sửa chữa kết cấu

Sửa chữa hư hỏng tường mặt

  1. Cắt vanh phạm vi sửa chữa, đảm bảo khi đục phá khu vực hư hỏng không gây ảnh hưởng đến phần bê tông xung quanh được giữ lại;
  2. Đục phá toàn bộ phạm vi ảnh hưởng của vết nứt vỡ, đảm bảo không còn phần bê tông bị hư hỏng và cốt thép không còn dấu hiệu bị ăn mòn.
  3. Cắt, loại bỏ phần cốt thép bị han gỉ. Đảm bảo phần thép được giữ lại trong phạm vi đục phá có chiều dài ≥ 20cm để hàn nối với cốt thép mới được bổ sung;
  4. Bổ sung thêm thép mới có đường kính tương tự thay thế phần thép bị ăn mòn. Đoạn thép mới được hàn nối với cốt thép cũ, chiều dài đoạn nối ≥ 10d (d là đường kính thanh thép);
  5. Quét chất ức chế chống ăn mòn lên bề mặt cốt thép, đảm bảo ngăn chặn xâm thực từ môi trường. Chất ức chế có tác dụng bảo vệ cốt thép, làm giảm quá trình ăn mòn khi tiếp xúc với các tác nhân ăn mòn như nước biển, không khí,…, đồng thời tăng độ dính bám giữa vữa và cốt thép;
  6. Quét chất kết dính gốc nhựa Epoxy lên bề mặt bê tông cũ để tăng độ dính bám với vữa mới. Trước khi quét cần làm sạch bề mặt bê tông, loại bỏ lớp bụi bê tông;
  7. Lắp dựng lưới thép phục vụ cho công tác phun. Lưới thép có tác dụng gia cố bề mặt và giữ lớp vữa trong quá trình phun;
  8. Sử dụng vữa phun cường độ cao (mác >=400) không co ngót để bù phần bê tông đục phá bằng phương pháp phun theo từng lớp.
  9. Trát tạo phẳng bề mặt vữa sau khi phun.

Sửa chữa hư hỏng dầm mũ

Khối lượng hư hỏng xuất hiện trên dầm mũ: 04 vết vỡ

  1. Cắt vanh phạm vi sửa chữa, đảm bảo khi đục phá khu vực hư hỏng không gây ảnh hưởng đến phần bê tông xung quanh được giữ lại;
  2. Đục phá toàn bộ phạm vi ảnh hưởng của vết nứt vỡ, đảm bảo không còn phần bê tông bị hư hỏng và cốt thép không còn dấu hiệu bị ăn mòn. Phạm vi đục phá bằng kích thước lớn nhất của vết vỡ (theo chiều dài – chiều rộng) cộng thêm 50cm về mỗi phía, chiều sâu đục phá trung bình 40cm (đến phần cừ thép);
  3. Cắt, loại bỏ phần cốt thép bị han gỉ. Đảm bảo phần thép được giữ lại trong phạm vi đục phá có chiều dài ≥ 20cm để hàn nối với cốt thép mới được bổ sung;
  4. Bổ sung thêm thép mới có đường kính tương tự thay thế phần thép bị ăn mòn;
  5. Quét chất ức chế chống ăn mòn lên bề mặt cốt thép, đảm bảo ngăn chặn xâm thực từ môi trường;
  6. Quét chất kết dính gốc nhựa Epoxy lên bề mặt bê tông cũ để tăng độ dính bám với vữa mới. Trước khi quét cần làm sạch bề mặt bê tông, loại bỏ lớp bụi bê tông;
  7. Lắp dựng ván khuôn kim loại;
  8. Sử dụng vữa cường độ cao (mác >=400) không co ngót để trám bù phần bê tông đục phá bằng phương pháp bơm.
  • Chiều dày sửa chữa lớn, phương pháp phun không phù hợp, phương pháp bơm cho phép thi công được với chiều dày lớn hơn nhiều;
  • Vữa tự san bằng, có tính tự chảy cao, không cần phải đầm vẫn đồng nhất và đạt cường độ cao;
  • Vữa mác cao, đặc chắc nên có tính chống thấmchống xâm thực tốt;
  • Vữa không co ngót nên không bị phân tách tại vị trí tiếp xúc với bề mặt bê tông cũ;
  • Vữa mất rất ít thời gian để đạt cường độ thiết kế (sau 3 ÷ 5 ngày đạt cường độ mác 300, tương đương mác thiết kế của bến) nên cho phép chịu tải sớm, ít gây ảnh hưởng đến quá trình khai thác cảng.
  1. Tháo dỡ ván khuôn kim loại.

Dự kiến NECON thi công sửa chữa cảng Cửa Lò vào tháng 4/2018.